Thiếu tướng Hồ Phương – từ Chiến sĩ Quyết tử tới Nhà văn quân đội

AHVN – Tôi gặp Thiếu tướng Hồ Phương khi tìm hiểu bộ ảnh về Đại Bục, một trong những bộ ảnh rất hiếm của ảnh báo chí Việt Nam giai đoạn đầu.

Được biết ông là người cuối cùng còn sống trong trận này AHVN vội vã tới trò chuyện, ghi lại một số hình ảnh của ông. Ông bắt đầu viết truyện năm 17 tuổi, tham gia trận đánh Đại Bục – Đại Phác, một trong những trận thử lửa quân đội nhân dân Việt Nam chính quy. Ông đã trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn suốt những năm chống Pháp trong đội hình của Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội là Đại đoàn 308, sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong Anh hùng, trưởng thành trong chiến tranh từ người lính lên Chính trị viên đại đội. Ông cũng là một trong hai nhà văn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm Thiếu tướng (cùng với nhà văn Dũng Hà)
1
Ảnh 1: Thiếu tướng Hồ Phương, sinh năm 1930, người Hà Nội. Ông người được phong Tướng đầu tiên trong vai trò văn nghệ sĩ. Ông tham gia kháng chiến từ rất sớm khi mới 17 tuổi và trưởng thành từ thế hệ “chiến sĩ quyết tử” đầu tiên bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
2
Ảnh 2: Dù đã 90 tuổi nhưng ông vẫn làm việc, vẫn đọc sách báo hàng ngày mà không cần kính.
3
Ảnh 3: Ông là học trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông còn học ở trường Bưởi.
4
Ảnh 4: Ông tên thật là Nguyễn Thế Xương, sau này ông lấy họ của Hồ Chủ Tịch làm họ của mình và đổi tên thành Hồ Phương.
5
Ảnh 5: “Những cánh rừng là đỏ” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
6
Ảnh 6: Ông kể về thời khắc nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT do chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.