Những người di tản xin hồi hương 1975

Sau nhiều năm tìm hiểu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đại học Yale, Mỹ là ông Jana K. Lipman đã cho đăng tải một bài biên khảo với tựa đề: “Give Us A Ship – Cho chúng tôi một con tàu” trên tạp chí American Quarterly Volume 64, Issue 1 –  là tạp chí chính thức của Hiệp hội Nghiên … Đọc tiếp Những người di tản xin hồi hương 1975

Nguyễn Thái Bình – niềm cảm hứng “Dậy mà đi” của trí thức yêu nước Miền Nam

“Anh nghĩ thà rằng làm hạt cát phù sa để bón cho lúa của nông dân nghèo còn hơn làm phiến kim cương lấp lánh trên tay kẻ giàu có nhờ bóc lột và tham nhũng”. Nguyễn Thái Bình quê ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Anh sinh ngày 14-01-1948 tại nhà Bảo sanh xã Trường Bình thị … Đọc tiếp Nguyễn Thái Bình – niềm cảm hứng “Dậy mà đi” của trí thức yêu nước Miền Nam

UPDATE, Feb. 10, 2016, 9:30 a.m.: Based on serial numbers visible on the tail fins, readers have deduced that the crashed aircraft in the sixth photo is AJ 310, piloted by Lt. Stephen Owen Musselman, which was downed near Hanoi on Sept. 10, 1972.
Đọc tiếp

 

Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Ngoài đường thiếu tá ế kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà theo đít con trâu
Hỏi chàng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhẩy tầu Bắc Nam

(Bác Tuy Sắc cho biết bài thơ viết sai nhiều chỗ và còn thiếu 2 câu cuối:

Chuẩn úy chẳng có việc làm
Giao găm đút đít sẵn sàng xin xe).
Đọc tiếp

Jane Fonda – Jane Hà Nội.

Jane Fonda gestures during a news conference in 1972. (Marty Lederhandler-AP).jpeg
Jane Fonda trong họp báo từ Việt Nam trở về.

Tháng 7-1972, nữ diễn viên nổi tiếng kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội Jane Fonda đến Hà Nội. Thời điểm chuyến thăm đúng vào thời điểm Mỹ điên cuồng ném bom xuống miền Bắc Việt Nam.

Hoạt động của Jane Fonda, cùng với những bức ảnh bà chụp thời kỳ đó đã nói lên sự thật, tính khốc liệt của cuộc chiến, góp thêm một tiếng nói trọng lượng thúc đẩy Mỹ sớm chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa hao người tốn của này.
Đọc tiếp “Jane Fonda – Jane Hà Nội.”

Tấm ảnh chụp tử tù thực dân Pháp dâng lên Hồ Chủ Tịch.

New Doc 2017-12-11(Bài viết của nhà nghiên cứu Lịch sử Nhiếp ảnh, NAG Nguyễn Đức Chính)
       Trong ảnh là người tử tù ở trần, quần vận xà lỏn, nằm nghiêng vì chân bị xiềng, ngẩng đầu nhìn ra máy ảnh và nở nụ cười, tấm chân dung Hồ Chủ Tịch treo trên vách.
Nguyễn Đình Chính trích máu ở cổ tay mình làm mực và viết vào mặt sau của bức ảnh:
       “Kính tặng Hồ Chủ Tịch!
Thưa Cha! Đây là một cảnh âm cung trên dương thế, con chụp được kính tặng Cha để cho thế giới thấy bằng cớ xâm lực của nước Pháp mới.
Đọc tiếp “Tấm ảnh chụp tử tù thực dân Pháp dâng lên Hồ Chủ Tịch.”

Sự trừng phạt đích đáng – 1965 – HCV tại CHDC Đức.

nu8-57015.jpg
“Sự trừng phạt đích đáng” (Photo of the The “punished”)

QĐND-Vào thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ (1965-1968), Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang Văn đang bận rộn với công việc phụ trách Phòng thông tin triển lãm – Sở Văn hóa Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Hồi đó, nhiếp ảnh với ông chỉ là nghề “tay trái”, nhưng khi Nhà triển lãm phải sơ tán, nhu cầu triển lãm lưu động đòi hỏi cần nhiều hình ảnh phục vụ người xem, ông Văn đã bứt công việc quản lý và có nhiều thời gian mang chiếc máy ảnh hiệu Rolleiflex xuống cơ sở.

Chiến dịch Gió lốc: Cuộc tháo chạy tán loạn khỏi Sài Gòn- Phần 1

Link gốc bài viết: Chiến dịch Gió lốc: Cuộc tháo chạy tán loạn khỏi Sài Gòn

Câu chuyện về cuộc tháo chạy của Mỹ và những người Việt liên quan khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn 41 năm trước (30/4/1975).

Trực thăng di tản trên nóc nhà Sài Gòn
Bức ảnh đi vào lịch sử: đám đông tranh nhau lên trực thăng trên 1 nóc nhà Sài Gòn

Sài Gòn những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Gần 15 vạn quân giải phóng từ khắp các ngả đường đang rầm rập áp sát thành phố.

Trước đó, Mỹ đã bắt đầu di tản dần công dân nước mình ra khỏi Sài Gòn. Tuy nhiên, khi quân giải phóng đã ngấp nghé ngoài cửa, vẫn còn hàng ngàn người Mỹ kẹt lại trong thành phố. Đấy là còn chưa kể gia đình, vợ con, và cả bồ bịch ở Việt Nam của họ. Rồi đám đồng minh của Mỹ, cả cánh phóng viên. Còn rất nhiều người Việt làm việc cho Mỹ hoặc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và cả những kẻ mua giấy tờ để được ra đi. Nếu di tản hết thì phải lên đến cả trăm ngàn con người.
Đọc tiếp “Chiến dịch Gió lốc: Cuộc tháo chạy tán loạn khỏi Sài Gòn- Phần 1”

Lễ kỉ niệm “Trung Đoàn Bất Tử” lần đầu tiên ở Việt Nam (Phóng sự ảnh)

Ngày 04/05/2017 lễ tưởng  niệm mang tên “Trung đoàn bất tử” được tổ chức long trọng tại trường đại học Quốc gia Hà Nội.

Lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 9 tháng 5 hàng năm, những người tham gia đoàn diễu hành sẽ mang theo ảnh của những người thân đã hi sinh trong thế chiến thứ 2. Hiện nay trên thế giới đã có hơn 90 quốc gia tham gia trung đoàn bất tử. Đây là lần tổ chức ở Việt Nam. Lễ tưởng niệm là một sự tri ân đối với những người ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc Nga và cuộc chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của Việt Nam.

000068.JPG
Đọc tiếp “Lễ kỉ niệm “Trung Đoàn Bất Tử” lần đầu tiên ở Việt Nam (Phóng sự ảnh)”

TRUNG THU XƯA: PHẦN 2- TRUNG THU THỜI CHIẾN

Trong chiến tranh, trẻ em là đối tượng dễ tổn thương nhất, chính vì thế người lớn luôn quan tâm  chăm sóc cho các em, và sự quan tâm chăm sóc được thể hiện đặc biệt hơn vào dịp lễ tết. Tết trung thu là một dịp đặc biệt để trẻ con được ăn ngon, được thỏa sức vui chơi. Nhìn chung dù ở vùng miền nào thì Tết trung thu luôn là một ngày lễ lớn và có sự tương đồng về văn hóa như đèn  lồng, bánh trung thu, mâm cỗ đêm rằm. Cùng nhìn lại một vài hình ảnh về Tết trung thu vào thời chiến ở hai miền Nam Bắc. 

Miền Bắc.

Miền Bắc trong giai đoạn này đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với quyết tâm thống nhất đất nước. Tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng trẻ em luôn được dành điều kiện tốt nhất. Hàng năm, chủ tịch Hồ Chí Minh thường gặp những em tiêu biểu có thành tích trong học tập lao động, đồng thời gửi thư, thơ chúc mừng ngày Tết thiếu nhi tới trẻ em toàn quốc.

Tết trung thu được tổ chức cho các em từ những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng cho đến từng lớp học nhỏ ở các vùng quê miền Bắc bất chấp sự phá họa ngày đêm của quân đội Hoa Kì.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đón trung thu cùng thiếu nhi. 

Đọc tiếp “TRUNG THU XƯA: PHẦN 2- TRUNG THU THỜI CHIẾN”